Стилистика оформления переписки будь то она официально-деловая или носит дружеский характер имеет существенные различия.
Phong cách soạn thư từ cho dù đó là thư từ chính thức thương mại hoặc là thư t̀ư với tính chất thân thiện thì có những sự khác biệt đáng kể.
Thư từ mang tính chất công việc, thương mại
Chúng ta lấy ví dụ rằng bạn cần phải viết một bức thư tới một cơ quan nào đó hoặc viết một đơn từ gì đó, đơn giải thích, hoặc yêu cầu qua thư.
Đơn thỉnh cầu này bắt buộc phải được viết theo khuôn phép tông thư từ kinh doanh. Không được phép sử dụng những từ giảm nhỏ, âu yếm, quá dài hay mang những sắc thái cảm xúc. Lá thư (nếu nó có chứa một yêu cầu tới một người cụ thể) có thể bắt đầu với dòng chữ: «Уважаемый(-ая)»-"Kính gửi ông (bà)". Và sau đó tiếp tục bộc lộ bản chất của thư yêu cầu hoặc thông tin của bạn. Và kết thúc bằng cụm từ «С уважением»-"Xin trân trọng", «Заранее благодарен»"Xin cảm ơn trước", v.v. Xin các bạn hãy chú ý đặc biệt là những từ này không thể được sử dụng dưới dạng vắn tắt - đó là những từ chuẩn mực!
Tiếp sau là theo những thí dụ thường được sử dụng: «Прошу Вас»-"Đề nghị ngài", «Информируем, что»-"Xin thông báo rằng", «Довожу до Вашего сведения»-"Xin thông báo cho các bạn biết", «Предлагаю рассмотреть»-"Tôi yêu cầu xem xét" và v.v.
Nếu mẫu các văn bản yêu cầu có sẵn một số từ vựng nhất định (những từ chuyên nghiệp, v.v), thì theo quy luật, chúng đã được tạo ra trong các mẫu có sẵn. Sau đó, chỉ cần phải điền vào đó những thông tin cá nhân của người nộp đơn.
Thư từ mang tính chất riêng tư, thân mật
Tại đây thích hợp để sử dụng văn hội thoại tiếng Nga. Các lá thư có thể có được những sắc thái cảm xúc, có thể tóm tắt từ, gia tăng các dấu của câu trong trường hợp cần thiết (một số câu hỏi hay dấu thán, dấu chấm lửng), và cả sự hiện diện của những thán từ.
Người Nga là một dân tộc có nhiều cảm xúc theo bản tính thiên nhiên của mình và điều đó được thể hiện rất nhiều trong các̣ thư cá nhân, riêng tư. Tùy thuộc vào mức độ gần gũi của mối làm quen với người đó có thể sử dụng các từ ngữ như «Дорогая»-"Em yêu quý", «Милая»-"Em thương yêu" v.v. Và kết thúc bức thư bằng các cụm từ: «До скорой встречи»-"Xin hẹn gặp lại", «С наилучшими пожеланиями»-"Với những lời chúc tốt đẹp nhất", «Скучаю»-"Rất nhớ em", «Люблю»-"Rất yêu em", «Крепко обнимаю»-"Ôm thật chặt" và v.v
NHƯNG! Những khuyến nghị này không áp dụng cho tin nhắn SMS, cũng như cho diễn đàn trực tuyến, phong cách soạn thảo tin nhắn cần được xem xét một cách riêng biệt.